Trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, thưởng trà không đơn thuần chỉ là thói quen mà dần trở thành một nét văn hóa, một bộ môn nghệ thuật thể hiện sự tinh tế, tao nhã, sự tỉ mỉ trong từng thao tác. Việc thưởng trà được người thể hiện sự tĩnh lặng, bình yên trong chính tâm hồn. Vậy thưởng trà là gì? Nghệ thuật thưởng trà có điểm khác biệt như thế nào tại các quốc gia?
Thưởng trà được biết đến và nổi tiếng tại Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Thể hiện phong cách trà đạo, không khí tĩnh lặng, tinh thần lắng đọng, thoải mái của người thưởng. Hãy cùng
PEAVICO tìm hiểu điều gì làm nên nét nghệ thuật riêng biệt từ bộ tách trà và loại trà khi thưởng thức tạo nên cái tên “thưởng trà” mỹ miều này.
1. Thưởng trà là gì ?
Thưởng trà là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa nét đẹp của bộ ấm trà, vị thơm ngon đặc biệt của loại trà kết hợp cùng thao tác chuyển động tỉ mỉ và tĩnh lặng “thả hồn” vào từ bước pha, nếm, thưởng thức tạo thành một khối thống nhất hòa quyện.
Việc thưởng trà mang đến nguồn cảm hứng mới, nuôi dưỡng tinh thần của những người theo đuổi bộ môn trà đạo này. Tại Châu Á nói chung, Việt Nam, Nhật Bản, Trung quốc nói riêng, mỗi tách trà còn thể hiện con người, tinh thần, văn hóa của quốc gia riêng biệt đó.
2. Nghệ thuật thưởng trà của người Việt
So với sự cầu kỳ của trà đạo Nhật hay thưởng trà theo phong cách Trung Hoa, trà đạo Việt Nam có phần đơn giản, tinh gọn trong cách pha chế. Tuy nhiên với những người Việt Nam có kiến thức chuyên sâu, uyên thâm về trà thì có những yêu cầu khắt khe hơn về cả hương lẫn vị.
Từ xa xưa, việc uống trà đã xuất hiện, tạo thành thói quen, nét văn hóa truyền thống của người Việt. Pha trà không còn đơn thuần là những thao tác lập đi lập lại mà nó còn thể hiện sự tỉ mỉ, chu đáo và tâm tư của người pha.
Trước đây, trà được xem là loại thức uống dành riêng cho những nhà quý tộc Việt, ngày nay nét văn hóa này đã trở nên phổ biến ở hầu hết các hộ gia đình. Cách pha cũng có sự khác biệt và biến tấu nhưng ý nghĩa và tinh thần mỗi tách trà không bị phai mờ. Nghệ thuật thưởng trà của người Việt được xem là loại thức uống tao nhã, thể hiện sự thư giãn, tinh thần hiếu khách của gia chủ.
3. Nghệ thuật thưởng trà Trung Quốc
Trung Quốc được xem là cái nôi của văn hóa và nghệ thuật thưởng trà, là nơi được xem là “thiên thời địa lợi” cho việc trồng và phát triển của cây trà. Theo dòng thời gian, xã hội hiện đại dần thay thế những nét cổ kính, tuy nhiên, nét đẹp về trà nói chung và “nghệ thuật thưởng trà Trung Quốc” nói riêng không hề thay đổi và mai một.
Nghệ thuật thưởng trà của người Trung Quốc mặc dù không khắt khe và cầu kỳ như Nhật Bản, tuy nhiên, sự tinh tế, nhẹ nhàng và kích thích thị giác là yêu cầu không thể thiếu. Nghệ thuật thưởng trà Trung Hoa được phô diễn qua đôi bàn tay lụa là của những cô gái Trung Hoa qua từng thao tác nhỏ nhất. Nếu có dịp đến thăm đất nước này đặc biệt ở Bắc Kinh bạn có thể đến, chiêm ngưỡng, thưởng thức tận mắt nghệ thuật thưởng trà đặc sắc tại đây.
4. Thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến với tinh thần tỉ mỉ, chu đáo cầu kỳ trong mọi việc, thưởng trà cũng không ngoại lệ. Nhật Bản còn được biết đến là cái nôi của trà đạo, là chuẩn mực, bắt nguồn của “nghệ thuật” thưởng trà khắt khe, đặc biệt ở khâu pha chế. Với những chuẩn mực nghiêm ngặt, mỗi thao tác đều cầu kỳ không quá ngạc nhiên khi “nghệ thuật thưởng trà Nhật Bản” được xem là cái nôi của trà đạo khu vực Á Đông nói riêng.
Người Nhật chú trọng từng khâu và chi tiết nhỏ nhất, ngay từ những bước chuẩn bị đầu tiên pha trà. Tách trà bé nhỏ, giản đơn nhưng qua các thao tác tinh tế tạo nên nét nghệ thuật độc đáo. Không gian, sự tĩnh lặng là một yếu tố ưu tiên hàng đầu với trà đạo Nhật Bản. Tách trà không còn đơn thuần là một loại thức uống, mà còn thể hiện tinh thần, sự hòa hợp, thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên.
Chính những thao tác cẩn trọng, khéo léo, tỉ mỉ làm nên nét rất riêng trong nghệ thuật thưởng trà Nhật Bản, cả bầu trời văn hóa làm xao động bao con tim mê mẩn loại hình này.
5. Thưởng trà
Trà ngon nhất khi được thưởng thức ngay sau khi pha. Tay nâng cốc trà ấm, việc đầu tiên trong thưởng thức trà là sắc thưởng nghĩa là nhìn vào để đánh giá màu sắc của trà. Sau đó, cầm chén trà lên ngang mũi, thổi nhẹ cho hương bay lên để hương thưởng (thưởng thức mùi thơm) rồi từ từ nhấp từng ngụm nhỏ để vị thưởng (thưởng thức vị ngon), từng chút một nhâm nhi hòa cùng tâm hồn thư thả nhẹ nhàng.
Trong lúc uống, bạn phải trao chén trà từ tay nọ sang tay kia ít nhất một lần để thể hiện sự trân trọng đối với trà và với quá trình trao tay đó, chén trà được di chuyển nên mùi hương mới có thể lan tỏa.
Uống trà giúp ta mở rộng cõi lòng, giống như ngồi thiền, làm con người trầm tĩnh, yên tịnh. Vào bất cứ mùa nào trong năm, thưởng thức trà cũng giúp bạn có tâm hồn thư thái.
6. Một số điểm cần lưu ý khi thưởng trà
Uống và thưởng thức trà còn thể hiện nét văn hóa, tinh hoa của người Việt lắng đọng trong tâm hồn.
Khi mời trà dân trà còn thể hiện nét văn hóa, ứng xử lễ độ, lòng yêu mến khách vì vậy cần chú ý thao tác, tay cầm chén trà và phong thái. Ngoài trà ngon cần phải chú trọng không gian thanh tịnh, hòa quyện cả tinh thần mới đạt đến cảm xúc cao nhất giữa người và trà.
Thời điểm thích hợp nhất để thưởng trà là lúc sáng sớm, lúc tiệc tan hay trong một không gian yên tĩnh, cổ kính để cảm nhận trọn vẹn giữa cảm xúc, tinh thần và không gian, không nên uống trà lúc bận rộn, không thoải mái hoặc chốn đông người ồn ào.
Tần suất uống cũng vô cùng quan trọng. Người thật sự am hiểu thường không uống nhiều, uống liên tục và đậm đặc, bởi thưởng trà thể hiện cho sự nhẹ nhàng, tế nhị, thanh tao và được cảm nhận toàn diện khi đầu óc đủ tỉnh táo.
Trà đạo nói chung và nghệ thuật thưởng trà nói riêng hình thành nét văn hóa độc đáo cần được lưu giữ và phát triển ở hiện tại và cả trong tương lai không chỉ ở Việt Nam mà cả người Á Đông nói chung.
(Trích từ VnExpress Đời sống)
Viết bình luận